Đồ cổ là những đồ vật có tuổi thọ lâu đời, thậm chí là từ hàng trăm năm về trước. Với số thời gian đã tồn tại càng lâu thì giá trị đồ cổ đó càng quý. Đôi khi, sự quý hiếm và giá trị mà đồ vật cổ mang lại còn không thể tính toán được bằng tiền. Thường thì đồ gỗ cổ rất đắt, nên việc làm giả làm nhái đồ gỗ cổ không còn quá xa lạ. Vậy làm sao để phân biệt đồ gỗ giả cổ? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
ĐỒ GỖ GIẢ CỔ LÀ GÌ?
Như bạn đã biết, đồ gỗ cổ là những hiện vật có thời gian tồn tại từ lâu đời. Việc làm giả đồ cổ không còn quá xa lạ trong cuộc sống ngày nay. Đầu tiên, bạn cần phải phân biệt đồ gỗ giả cổ và đồ gỗ cổ giả. Hai khái niệm này khá tương đương nhau nhưng chúng lại không mang tầng nghĩa giống nhau.
Đồ gỗ giả cổ
Hiểu một cách đơn giản, đồ gỗ giả cổ tức là những đồ vật thông qua nhiều quá trình để tái dựng lại, sao chép y nguyên bản thân đồ gỗ gốc. Việc sao chép này có độ chính xác cao, từ hình dáng cho đến chất liệu.
Tuy nhiên, đồ gỗ giả cổ lại là hành vi được pháp luật Việt Nam cho phép. Đây đều là những gồ gỗ giả đã được chủ sở hữu các món đồ cổ chấp nhận cho sao chép và tái bản món đồ. Ngoài ra, đồ gỗ giả cổ còn cần phải được sự cấp phép của các cơ quan quản lý cổ vật.
Đồ gỗ cổ giả
Đây cũng là một hình thức sao chép đồ cổ, nhưng khác với đồ gỗ giả cổ, đồ gỗ cổ giả lại là những đồ gỗ có hành vi tái bản món đồ vi phạm pháp luật. Việc làm giả đồ gỗ cổ này không nhận được sự cho phép của các cơ quan quản lý đồ vật cũng như không nhận được sự đồng ý của chủ sở hữu món đồ. Thông thường, việc làm giả đồ gỗ cổ này nhằm mục đích trục lợi, lừa đảo khách hàng rằng đấy là đồ cổ thật và khách hàng sẽ phải bỏ ra số tiền mua món đồ tương đương giá đồ gỗ thật.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÂN BIỆT ĐỒ GỖ GIẢ CỔ
Bởi vì hành vi để tái bản đồ vật của đồ gỗ giả cổ mang tính chính xác rất cao, nên để phân biệt đồ gỗ giả cổ thì người chơi đồ cổ cần có một sự quan sát tinh tế. Dưới đây là những mẹo mà bạn có thể bỏ túi để có thể phân biệt đồ gỗ giả cổ đơn giản hơn.
Phân biệt qua chất gỗ
Một điểm đặc biệt của đồ gỗ cổ chính là chất liệu làm nên đồ cổ này. Từ thời xa xưa, các cụ thường quan niệm rằng “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, do đó họ rất coi trọng chất liệu làm nên đồ vật của mình. Phần lớn, loại gỗ mà họ chọn sử dụng thường nằm trong nhóm 1 và nhóm gỗ có độ quý hiếm rất cao. Nhóm gỗ này có thể kể đến các loại gỗ sưa, gỗ trắc, gỗ cẩm, gỗ gụ mật, gỗ lim, gỗ hương,…
Do đó, trong quá trình sưu tầm đồ gỗ, nếu những hiện vật bạn được giới thiệu được làm từ các nhóm gỗ tạp như gỗ muồng, gỗ tràm, gỗ sến hay gỗ táu thì bạn cần xem xét kỹ món đồ rồi đấy. Khả năng cao là đồ gỗ này là đồ gỗ giả cổ hay là đồ gỗ của thợ tay ngang, và chúng đều có giá trị không cao.
Ngoài loại gỗ của đồ gỗ cổ, một đặc điểm khác mà bạn còn cần quan tâm chính là màu gỗ. Vì là đồ gỗ cổ có thời gian tồn tại từ rất lâu nên bề mặt và màu gỗ qua thời gian sẽ bị xuống màu khá rõ rệt. Bạn nên xem xét kỹ mặt trên của đồ vật, rồi dựa vào những kiến thức của bản thân về các đồ gỗ cổ vật lâu năm mình từng tìm hiểu qua để đối chiếu với nhau.
Một mẹo nhỏ khá hữu dụng dành đến bạn đó chính là sử dụng đèn pin để kiểm tra kỹ phần gầm đồ cổ (đối với các loại đồ gỗ cổ như bàn, ghế,…). Bạn hãy soi vào những khe kẽ dưới gầm để kiểm tra độ xuống màu của đồ vật. Thông thường, các loại đồ gỗ giả cổ hay đồ gỗ cổ giả đều xảy ra sai sót ở phần gầm món đồ.
Phân biệt qua kiểu dáng
Một định lý bất di bất dịch dành cho người chơi đồ cổ đó chính là món đồ nào càng độc, càng lạ thì giá trị đồ vật càng cao. Đây cũng là tiêu chí hàng đầu mà những dân chơi săn đồ cổ quan tâm đến. Bởi lẽ, những món đồ độc lạ này thường là “độc nhất vô nhị”, không bị đụng hàng.
Tuy nhiên, ngoài sự độc đáo, đẹp mắt thì nguyên tắc cơ bản nhất của người sưu tầm đồ cổ đó chính là lối trang trí đồ vật hay dòng đồ vật. Mỗi quốc gia khác nhau thì đồ cổ cũng có những nét đặc trưng cơ bản khác nhác. Đối với đồ tàu, đồ gỗ cổ không thể xuất hiện chi tiết khắc chạm chi tiết hoa lá của phương tây hay sử dụng tiếng Latin. Tương tự, đồ gỗ cổ tây thì không thể có họa tiết rồng, khắc chạm chữ Hán.
Như vậy, với câu hỏi làm thế nào để phân biệt đồ gỗ giả cổ, bài viết đã đem đến bạn câu trả lời cho thắc mắc này rồi đấy. Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức phong phú và tránh gặp phải những tình trạng “tiền mất tật mang” khi mua phải gồ gỗ giả nhé.